Giỏ Hàng đang trống!
Năm 2016 được coi là một năm nhuận theo cách tính lịch cách đây hàng thế kỷ. Vì sao càng già đi ta càng thấy thời gian trôi qua nhanh hơn? Âm lịch dưới góc nhìn khoa học Hôm nay là ngày 29/2, một ngày cực kỳ đặc biệt khi mà cứ 4 năm nó mới xuất hiện 1 lần do tính chất của năm nhuận. Chúng ta đều biết một năm thông thường có 365 ngày và tháng 2 chỉ dừng lại ở ngày 28, những năm nhuận sẽ có 366 ngày và 1 ngày dôi ra này chính là ngày 29/2. Vậy nguồn gốc của quy định đặc biệt này xuất hiện từ khi nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Thực tế vào năm 45 TCN, hoàng đế La Mã Julius Ceasar vốn quy định tháng 2 sẽ có 29 ngày và cứ 4 năm nó sẽ được cộng thêm 1 ngày thành 30 ngày. Tuy vậy sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tên theo tiếng anh là August - nó được đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã) - để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 (July) đặt theo tên của Julius Caesar. Các nhà sử học gọi đây là lịch Julius, hiện vẫn đước sử dụng tại 1 số quốc gia.
Mặc dù vậy, khái niệm năm nhuận phải chờ đến tận năm 1582 mới xuất hiện sau khi Giáo hoàng Gregorius XIII đưa ra một cách tính lịch mới để tạo nên lịch Gregonrius. Cụ thể, một năm sẽ chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Trước đó lịch Julius quy ước một năm có 365,25 ngày, song độ dài của năm Mặt Trời là 365,242216 ngày cho nên một năm theo lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày so với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất (tức là khoảng 11 phút 14 giây).
Trước đó, để bù vào sự khác biệt giữa năm theo lịch Julisus và chu kỳ của Mặt Trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt đi 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Ngày 24/2/1582 (khi vẫn đang dùng lịch Julius), trong chiếu thư Inter gravissimas của giáo hoàng Gregorius XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng ăn khớp với nhau trở lại. Giáo hoàng lấy ngày ngay sau ngày 4/10/1582 (lịch Julius), đáng ra là 5/10, thì đổi thành là ngày 15/10/1582 theo lịch mới. Để tránh lập lại sai biệt, phép lịch mới này vẫn lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,...), nhưng trừ các năm tận cùng bằng 00 thì phải vừa chia hết cho 4 vừa cho 400 mới là năm nhuận (kể từ năm 1582 đến nay, các năm 1600, 2000 chia hết cho cả 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700, 1800 và 1900 chỉ chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận...).
Lịch mới này mang tên lịch Gregorius và được áp dụng cho đến bây giờ và đây là loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận. Bên cạnh đó, Google cũng đã thay đổi hình ảnh doodle của mình để kỷ niệm ngày 29/2 đặc biệt này.
Nguồn
Nguồn: Genk